Menu
Công nghệ và chỗ đứng của công nghệ trong đức tin Công giáo

Trong khi nhiều người cho rằng những suy tư của Đức Giáo hoàng về công nghệ hiện đại ngày nay có phần mâu thuẫn, các quan điểm của Ngài chỉ phản chiếu những điều đòi hỏi để trở thành một người con Chúa trong thời hiện đại

From media.ascensionpress.com

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã từng nói chúng ta hãy lưu tâm đến lời mời gọi:

Hiện tại, hơn 95% người Mỹ sở hữu chiếc điện thoại di động cá nhân bất kì, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, khiến điện thoại di động trở nên thiết bị Công nghệ phổ biến nhất đất nước này. Công nghệ không phải là vật đem lại lợi ích phi thường nhưng cũng không phải tự bản chất là xấu xa. Nhưng mà là cách thức chúng ta sử dụng nó thế nào. Bằng việc làm quen với nhiều nhận thức khác nhau về Công Nghệ trong bối cảnh Công giáo, chúng ta phần lớn có thể đảm bảo rằng chúng ta không cho phép công nghệ đạt được quyền lực lên trên luân lý và niềm tin của mình.

Bảo vệ chống lại sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ

Việc sử dụng công nghệ thường được mô tả như một hình thức quản lý – một sự đáp lời gián tiếp đối với chỉ thị của Thiên Chúa để “trồng trọt và giữ vườn”. Trong Thông Điệp cuối cùng của Ngài – Caritas in Veritate (Bác ái trong chân lý), Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói:

Điều Giáo hội cảnh báo, chống lại sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ có thể dẫn đến một số sự cố bất lợi như: sự phơi bày những nội dung không phù hợp, mức độ căng thẳng tăng cao do thiếu ngủ, lười biếng và trong mối tương quan không trọn vẹn với Chúa. Nếu được sử dụng cách đúng đắn và chừng mực, không có lý do nào có thể khiến công nghệ không thể trở thành một phần lối sống người Công giáo chính trực.

Công nghệ tốt và công nghệ xấu

Giáo hội Công giáo không hoàn toàn nhìn nhận công nghệ là xấu nhưng sẽ không khoan hồng cho việc sử dụng bí quyết công nghệ cho mục đích ngoại tình. Theo nguồn Internet có liên quan, mạng xã hội, blogs, và Podcasts có thể được dùng như những công cụ mạnh mẽ để rao giảng Tin mừng. Không may, công nghệ cũng có thể bị lợi dụng để nói lên những định kiến và tham gia vào các vấn đề bất hợp pháp. Mạng lưới internet tương tự cũng có thể kích thích nghiện ngập cờ bạc, có thể cũng được dùng để quảng bá việc từ thiện, phụ thuộc vào động cơ đặc thù riêng của người dùng. Tại nhà, công nghệ cũng có thể làm cuộc sống mỗi ngày dễ dàng hơn đáng kể. Robot hút bụi có thể giúp chúng ta giữ nhà cửa sạch sẽ trong khi công nghệ thính giác tại gia có thể đưa lời khen ngợi của chúng ta lên một tầm cao mới. Không may, bằng việc lệ thuộc vào công nghệ này quá nhiều, chúng ta có thể rơi vào trạng thái lười biếng, đó là một tội lỗi chết người.

Đức Thánh Cha Phanxicô và công nghệ

Bạn có biết gần đây Đức Thánh Cha Phanxico đã có hơn 17.2 triệu lượt “người theo dõi” trên Twitter? Mặc dù sự hiện diện của Ngài thật bất ngờ trên mạng xã hội với những tấm hình Ngài đã chụp hình tự sướng “selfie” tại Quảng Trường Thánh Phêrô, vị Giáo hoàng vẫn được trích dẫn khi nói rằng công nghệ “có thể ngăn mọi người học cách sống khôn ngoan, để nghĩ thật sâu sắc và yêu thương cách cao thượng”. Trong khi nhiều người cho rằng những suy tư của Đức Giáo hoàng về công nghệ hiện đại ngày nay có phần mâu thuẫn, các quan điểm của Ngài chỉ phản chiếu những điều đòi hỏi để trở thành một người con Chúa trong thời hiện đại. Trong khi Ngài tiếp tục lên tiếng về những lo âu liên quan đến sự lệ thuộc quá mức vào công nghệ, coi đó là một nguyên nhân gây nhiễm độc tinh thần, Ngài đã không có sự lựa chọn nào khác tốt hơn, đặc biệt khi internet đã mở rộng phạm vi tiếp cận rất đáng kể. Thiên Chúa ban phúc lành cho con người với vô vàn tài năng, cả việc tạo ra công nghệ, và sử dụng chúng cho lợi ích của nhân loại. Nếu công nghệ được sử dụng chừng mực và khôn ngoan, nó có thể mang lại lợi ích tuyệt vời cho cuộc sống chúng ta bằng cách cải thiện bản thân mình, giúp những người ai gặp khó khăn và thậm chí cho phép chúng ta lan tỏa Lời Chúa xa hơn.